Sự nghiệp văn học Leila Aboulela

Aboulela đã thắng giải Caine Prize for African Writing vào năm 2000 với tác phẩm "The Museum", nằm trong tập truyện ngắn Coloured Lights. Tiểu thuyết The Translator được đề cử cho giải thưởng Orange Prize và lọt top “Sách đáng chú ý của năm” do The New York Times bình chọn năm 2006. Tiểu thuyết thứ hai của bà Minaret, được đề cử cho 2 giải thưởng Orange Prize và IMPAC Dublin Award. Tiểu thuyết thứ ba, Lyrics Alley, lấy bối cảnh thập niên 1950 ở Sudan và lọt vào vòng sơ khảo của giải thưởng the Orange Prize 2011

Lyrics Alley đã chiến thắng ở hạng mục Fiction Winner của giải thưởng Scottish Book Awards và lọt vào vòng chung khảo của giải thưởng Commonwealth Writers Prize -Europe và S.E Asia.

Aboulela đã ca ngợi những nhà văn Arab, Tayeb SalihNaguib Mahfouz, cũng như Ahdaf Soueif, Jean Rhys, Anita Desai, và Doris Lessing, những người có ảnh hưởng đến bà về mặt văn chương. Aboulela cũng thừa nhận có chịu ảnh hưởng từ các nhà văn Scotland như Alan SpenceRobin Jenkins.[7]

Trong các tác phẩm của bà, cuốn tiểu thuyết thứ hai Minaret (2005) đã thu hút được nhiều sự quan tâm của độc giả và giới phê bình hơn so với các tác phẩm khác. Tiểu thuyết Minaret đã chứng tỏ bà là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng của trào lưu mới của các nhà văn Hồi giáo Anh.[8]

Các tác phẩm của bà đã được dịch sang 14 thứ tiếng khác nhau.[9]